Kỹ Thuật 1
0988.225.917Kỹ Thuật 2
0902.494.407Chống thấm vách tường bê tông tầng hầm:
(gồm cả hông cột tại vách tường hầm))
* Vật liệu xử lý chống thấm: Koster NB1 Grey
A) Yêu cầu bàn giao mặt bằng trước khi thi công chống thấm:
_ Tháo gỡ, di dời và dọn dẹp chướng ngại vật như ván khuôn, gỗ, sắt thép, mút xốp, giấy chèn ván khuôn,… ra khỏi bề mặt cần chống thấm;
_ Các chốt ti thép định vị ván khuôn phải được đục bê tông xung quanh và cắt sâu tối thiểu 2cm so với mặt bê tông kết cấu (lưu ý nên cắt bằng máy hay gió đá, không nên dùng búa đập gãy). Không tô trát hay trám vá các khuyết tật bê tông như hốc bọng, lỗ rỗ, hốc ti thép,…. bằng hồ vữa ximăng trước khi chống thấm.
B) Phương pháp thi công chống thấm:
· Thi công quét lớp chống thấm thứ nhất hỗn hợp sệt vật liệu Koster NB1 Greylên bề mặt bê tông kết cấu đã được vệ sinh với định mức xử lý trung bình là 0.9kg/m2.
· Thi công quét lớp chống thấm thứ hai hỗn hợp sệt vật liệu Koster NB1 Grey với định mức xử lý trung bình là 0.7kg/m2.(định mức chung cho hai lớp quét là 1.6kg/m2)
C) Quy trình thi công chống thấm (thi công mặt trong)
1. Công tác chuẩn bị bề mặt bê tông
a. Kiểm tra đục các đường nứt lớn dài hay xuyên thấu bê tông nhìn thấy (nếu có) cho rộng 1-2cm, sâu 2cm bằng dụng cụ cầm tay búa và mũi đục nhọn (những vết nứt nhỏ hay co ngót vật liệu ngắn không cần phải đục mở rộng).
b. Các đường ống xuyên kết cấu bê tông (nếu chưa được lắp đặt quấn sản phẩm dừng nước Waterstop RX 101 trong quá trình đổ bê tông) sẽ được đục mở rãnh xung quanh sâu 3-4cm để gia cố chống thấm.
c. Những khuyết tật bê tông như lỗ rỗ, hốc bọng, túi đá, những phần xục xịch và những vật liệu ngoại lai trám trét, dăm gỗ,v.v… sẽ được đục gỡ ra cho đến phần bê tông đặc chắc (trong một vài trường hợp chất lượng bê tông quá bọng rỗng có thể sẽ đục lộ cả hàng thép kết cấu ngòai cùng).
d. Mọi vật liệu bám dính hay thẩm thấu như những hợp chất bảo dưỡng bê tông, sơn, dầu bôi ván khuôn,v.v… sẽ được băm tẩy bằng dụng cụ búa băm cầm tay có lưỡi thép sắc mỏng.
e. Mài toàn bộ bề mặt bê tông cần chống thấm bằng máy mài có lắp chổi cước thép để làm bung tróc các tạp chất, bụi bẩn. Sau đó, dùng chổi cọ sợi nhựa cứng hay máy thổi vệ sinh sạch bụi đất còn bám dính trên bề mặt sau khi mài.
f. Rửa nước và dùng chổi cọ sợi cước nhựa cứng quét rửa sạch bụi bám trên bề mặt. Việc rửa nước vừa có mục đích vệ sinh, đồng thời giúp bề mặt bê tông cần xử lý chống thấm bằng Koster NB1 Grey được bão hoà ẩm nước.
2. Công tác xử lý chống thấm
a) Gia cố chống thấm cho các khuyết tật bê tông như lỗ rỗng, hốc bọng, hốc chốt ti thép, rãnh quanh các đường ống, rãnh đường nứt lớn:
a1) Trên bề mặt bê tông ẩm nước, tiến hành quét/bả một lớp mỏng hỗn hợp sệt Koster NB1 Grey tạo lớp kết nối.
a2) Khi lớp kết nối còn ẩm, thi công ấn và đóng nén chặt một lớp hỗn hợp ẩm Koster NB1 Greyvào các khuyết tật trên dày tối thiểu 2mm. Đối với rãnh quanh các ống sẽ được đóng nén hỗn hợp ẩm Koster NB1 Greyvới định mức trung bình 1kg/m; các hốc chốt ti thép là 0.1kg/hốc; rãnh đường nứt sẽ được đóng nén hỗn hợp ẩm Koster NB1 Greyvới định mức 1.0-1.2kg/m (vật liệu Koster NB1 Greyxử lý cho rãnh đường nứt sẽ được nhập và tính chi phí bổ sung cho khách hàng căn cứ hiện trạng nứt thực tế).Sau khi hoàn tất đóng nén chặt hỗn hợp ẩm Koster NB1 Grey, dùng cọ lông mềm quét nhẹ và ít nước bảo dưỡng.
a3) Khi lớp đóng nén định hình (khoảng 10-15 phút), quét/bả một lớp kết nối hỗn hợp sệt Koster NB1 Greykết nối và trám đầy kín phần còn lõm bằng hỗn hợp ẩm bê tông đá mi. Sau 10-15 phút, dùng búa đóng ép nhẹ lên vật liệu bê tông trám để tăng độ chặt và bám dính.(lưu ý, bước thi công trám bê tông đá mi này có thể được thực hiện sau khi thi công quét lớp chống thấm thứ nhất cho toàn bộ bề mặt bê tông)
a4) Trường hợp các khuyết tật bê tông có nước rò rỉ ngược vào hầm (do thi công ngược chiều áp lực nước), thì các khuyết tật này sẽ được ngăn chặn nước tạm thời bằng dùng vật liệu ximăng đông kết nhanh Koster Waterstop trước khi thi công các bước a2) và a3).
b) Chống thấm cho toàn bộ bề mặt bê tông:
b1) Thi công quét lớp thứ nhất hỗn hợp sệt Koster NB1 Greylên toàn bộ bề mặt bê tông cần xử lý chống thấm với định mức trung bình 0.9-kg/m2 (phủ cả các khu vực khuyết tật bê tông đã được gia cố chống thấm và trám kín trên).
b2) Sau 2-6 giờ (tuỳ theo điều kiện thời tiết : nhiệt độ, gió…), lớp thứ nhất định hình, phun nhẹ nước tạo ẩm nước bề mặt để bảo dưỡng và có thể tiến hành thi công quét lớp chống thấm thứ hai bằng hỗn hợp sệt Koster NB1 Greyvới định mức 0.7kg/m2 (tuy nhiên, tốt nhất là để lớp thứ nhất định hình qua đêm và thi công quét lớp thứ hai vào ngày hôm sau. Định mức chung cho cả hai lớp quét chống thấm là 1.6kg/m2).
b3) Việc phun nước bảo dưỡng ẩm toàn bộ diện tích đã xử lý chống thấm bằng qúet hỗn hợp sệt Koster NB1 Grey sẽ được thực hiện trong hai ngày tiếp theo để hoàn tất công tác thi công xử lý chống thấm.
3. Công tác kiểm tra kết quả chống thấm
· Sau ba ngày hoàn tất công tác xử lý chống thấm, kiểm tra xem xét toàn bộ mặt trong vách hầm bằng mắt thường nếu không có nước rò rỉ hay ẩm ướt trên bề mặt thì nghiệm thu xác nhận công tác chống thấm hoàn tất và bàn giao hạng mục cho công tác hoàn thiện.
Lưu ý:
Để đảm bảo kết quả chống thấm tốt nhất, các đường mạch ngừng bê tông giữa các sàn tầng hầm với vách tường hầm; giữa sàn trệt với đầu vách tường hầm hay giữa các khu vực mặt sàn nền tầng hầm (theo chiều ngang); giữa các lần đổ bê tông từng đọan vách tường hầm (theo chiều dọc) phải được lắp đặt sản phẩm dừng nước Penebar trong quá trình đổ bê tông. Tuy nhiên, trường hợp các đường mạch ngừng bê tông này chưa được lắp đặt sản phẩm dừng nước Penebar hay đã được lắp đặt một loại vật liệu khác, thì để đảm bảo chất lượng và điều kiện bảo hành chống thấm lâu dài, các đường mạch ngừng này sẽ được gia cố chống thấm bằng vật liệu RM CRYSTALSEAL với định mức 1.6kg cho 01 mét dài đường mạch ngừng theo quy trình sau:
QUY TRÌNH GIA CỐ CHỐNG THẤM ĐƯỜNG MẠCH NGỪNG BÊ TÔNG
· Mạch ngừng bê tông sẽ được kiểm tra đục khe hình chữ U rộng 3-5cm, sâu đến phần bê tông đặc chắc (trong một vài trường hợp nếu chất lượng bê tông quá bọng rỗng có thể sẽ đục lộ cả thép kết cấu). Công tác đục được thực hiện bằng thiết bị máy đục cầm tay sử dụng điện. Sau đó, dùng dụng cụ búa và mũi đục thép nhọn đục chỉnh sửa khe mạch ngừng cho bung hết những phần bê tông bám dính lỏng lẻo và các tạp chất.
· Rửa nước và dùng chổi cọ sợi nhựa cứng quét sạch bụi đất và nước đọng bên trong.
· Trên bề mặt khe mạch ngừng bê tông ẩm đều nước (nhưng không đọng nước), thi công quét/bả một lớp hỗn hợp sệt RM CRYSTALSEALvới định mức 0.1kg/m tạo lớp kết nối.
· Khi lớp kết nối còn ẩm, thi công ấn và đóng nén chặt một lớp hỗn hợp ẩmRM CRYSTALSEALvới định mức 1.4kg/m dài. Sau khi hoàn tất đóng nén, dùng cọ lông mềm quét ẩm nước bảo dưỡng.
· Khi lớp đóng nén đã định hình (10-15 phút), quét/bả một lớp hỗn hợp sệt RM CRYSTALSEALvới định mức 0.1kg/m tạo lớp kết nối và trám từng lớp cho đầy kín khe mạch ngừng bằng hỗn hợp bê tông đá mi. Sau 10-15 phút, dùng búa đóng ép nhẹ lên vật liệu bê tông trám để tăng độ chặt và bám dính.
Ghi chú chung:
· Các điểm rò rỉ nước ngược từ ngòai vào (nếu có) sẽ phải được chặn đứng trước bằng hỗn hợp ẩm vật liệu Koster Waterstop. (lưu ý, vật liệu Koster Waterstop sẽ được nhập và tính chi phí bổ sung cho khách hàng căn cứ khối lượng vật liệu sử dụng thực tế trên công trường)
--------