Phương pháp sử dụng màng chống thấm thuận nghịch đã được mọi người đề cập nhiều rồi. Chúng ta bàn về việc chống thấm thuận là chống tại nguồn, chong tham nguoc là chống từ vật liệu bị thấm.
Ví dụ với sàn bê tông, nếu nguồn nước là từ phía trên bề mặt bê tông thấm xuống, khi đó nếu chống từ bề mặt trên bê tông gọi là chống thấm thuận. Nếu ta không chống thuận được vì lí do nào đó, ta phải chống từ phía dưới sàn thì gọi là chống thấm ngược. Trong hầu hết các trường hợp, chống thuận hiệu quả và rẻ tiền hơn chống ngược. Ta chỉ chống ngược khi không thể chống thấm thuận mà thôi.
Tôi mới giới thiệu sản phẩm chống thấm tinh thể nội IC trên diễn đàn. Đây là sản phẩm mới có thể chống thấm hiệu quả đa chiều. Bạn có thể tham khảo bài "Chống thấm IDC".
1. Đối với tường liền kề, đã thi công lớp hồ xi măng nhưng bị rạn nứt, thi công chống thấm như sau:
2.1. Đánh xước bề mặt bằng máy đánh ráp, ráp tay hoặc cọ bằng chổi sắt...
2.2. Pha chống thấm gốc xi măng 2 thành phần lớp lót quét 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 ngày (hoặc ngay khi lớp dưới khô hoàn toàn, khoảng 12-14h). Có thể dùng dạng chống thấm có phối mầu, khoảng 20 mầu để thi công. Thi công bằng lăn lô hoặc chổi quét. Trước khi thi công lớp chống thấm thứ nhất, cần tưới ẩm cho tường. Trường hợp vết nứt chân chim lớn, lót chống thấm không điền đầy được thì sau khi thi công lớp 1, pha vữa chống thấm 2 thành phần gốc xi măng, bả vá các vết nứt (chỉ cần vá các vết nứt thôi nhé). Sau đó thi công nốt 2 lớp chống thấm cuối.
2. Đối với khe lún hai nhà liền kề, theo tôi, bạn nên sử dụng chống thấm gốc xi măng 2 thành phần thi công như sau:
2.1. Vệ sinh sạch khe lún. Phần giáp ranh với nhà cao hơn cần làm khe dấu vải. Bạn đo từ chân khe lên khoảng 20 phân, đánh dấu rồi dùng dao hoặc đục, tẩy một đường song song với khe lún, phần trên cùng bạn có thể băm sâu tới hết lớp vữa trát tạo góc vênh mà phần phía bên ngoài sát khe lún hơn phía bên trong. Khe dấu vải này có thể tưởng tượng như mặt cắt của mái nhà. Làm sao để nước mưa bên ngoài sẽ theo tường chảy xuống bề mặt của vữa chống thấm mà không được xuyên vào phía bên trong hợc giữa) lớp vữa chống thấm. Một số đơn vị có bán nẹp dấu vải nhưng cũng vẫn nên tạo ô văng thì tốt hơn. Bạn không sợ nước thấm bởi vì nước mưa sẽ luôn chảy tràn ra bề mặt lớp vữa.
3.2. Lấp vữa đầy khe. Lưu ý lấp vữa võng xuống phía dưới như lòng máng để đảm bảo lưới và vữa có thể dễ dàng co dãn nhất sau này. Bạn có thể ước lượng khoảng cách khe vữa, nhân với hệ số 1,4 rồi áng chừng để vuốt vữa. Không nên vét sâu quá vì vét càng sâu thì bị đọng nhiều nước. Khe vữa có chiều thoát nước về phía bạn cần.
3.3. Quét chống thấm 2K gốc xi măng lớp lót, chờ khô 24h. Định lượng 0,25kg/m2, thi công bằng chổi, lô, phun.
3.4. Sau 24h, khi lớp lót khô hoàn toàn, quét lớp vữa dẻo 2 thành phần gốc xi măng lần 1. Định lượng 1,5kg/m2, thi công bằng chổi quét hoặc lô lăn. Lưu ý, không nên dùng bàn bả vì khi định mức trên 1,5kg/m2, màng tạo thành sẽ bị dày quá, có thể xuất hiện các vết nứt chân chim. Ngay khi vữa còn đang ướt, bạn dán vải chống co dãn. Có thể dùng vải địa kĩ thuật (hiện đang bán rất nhiều trên thị trường hoặc mua tạm giấy gói hoa các mầu cũng là chế tạo từ vải địa). Bạn nên dùng vải có định lượng dưới 80g/m2 để dễ dán. Khi dán, dùng bàn bay hay lô lăn hay chổi đè vải địa xuống. Nếu vải địa không dính thật chặt thì cũng không lo bởi ta còn lớp vữa 2. Dán từ khe dấu vải xuống hết máng co dãn và phủ lên phần tường thấp hơn 10 đến 20cm tùy ý. Chờ khô 24h.
3.5. Quét lớp vữa dẻo chống thấm lần 2, định mức và thi công như lần 1. Chờ khô 24h để thi công tiếp.
3.6. Vữa bảo vệ và sơn: bạn có thể láng vữa bảo vệ nếu khu vực đó cần đi lại (trần, sàn...) hoặc cần thi công dán gạch (như nhà vệ sinh)... Do lớp vữa có mầu xám nâu (mầu xi măng) bạn có thể sơn trang trí hoặc sử dụng vữa có phối mầu sẵn cho đẹp.
Màng vữa tạo thành dẻo, chịu thời tiết, co dãn rất tốt nhưng kém bền va đập, dễ bị rách khi bị cào xước hoặc va chạm mạnh.
2. Đối với việc nứt sàn bê tông, nếu sàn đó là sàn trên cùng (tầng thượng), có tiếp xúc trực tiếp với bên ngoài, bạn cần tiến hành chống thấm ngay. Phương pháp làm tương đối đơn giản.
Bạn tiến hành thi công như sau:
2.1. Làm sạch bề mặt vết nứt cần vá sửa bằng chổi sắt, giấy ráp hoặc bàn chà, nếu có rêu mốc, bạn cần đánh sạch sau cho bề mặt trơ lớp bê tông ra. Mở rộng vết nứt hình chữ V để vữa chống thấm có điều kiện chui sâu nhất, hút sạch khe nứt.
2.2. Nếu vết nứt nhỏ, bạn chỉ cần pha chống thấm gốc xi măng 2 thành phần dạng lớp lót, đổ trên sàn, dùng bay gạt vữa cho chảy xuống vết nứt. Lưu ý, vữa chảy xuống được càng nhiều càng tốt, cần gạt vữa xuống cho đến khi đầy khe hết ngấm thì thôi. Nếu sẩn thận thì thi công tiếp lớp vữa dẻo gốc xi măng 2 thành phần có dán lưới như trên đã nêu sau khi thi công lớp lót.
2.3. Nếu khe nứt lớn, bạn cần quét lót. Lưu ý chỉ cần đổ lót xuống để đủ phủ bề mặt vết nứt thôi mà không cần điền đầy. Sau khi lớp lót khô, đổ vữa chống thấm xuống cho đầy khe rồi dán vải, đổ vữa lần 2. Nếu vết nứt có chiều hướng nứt tiếp, cần gia cố vết nứt bằng nép sắt hình xương cá, thi công bằng vữa chống thấm epoxy gốc xi măng 3 thành phần, các công đoạn như trên đã nói.